Công việc và quyền lợi của các kỹ sư khi qua Nhật

Nhu cầu làm việc tại Nhật Bản ngày càng tăng và sự lựa chọn chương trình kỹ sư làm việc tại Nhật Bản cũng được nhiều bạn trẻ quan tâm. Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các công việc của kỹ sư khi qua Nhật và các quyền lợi.

1. Công việc của các kỹ sư khi qua Nhật

Kỹ sư cơ khí:

  • Lên kế hoạch tạo bản vẽ bằng các phần mềm Auto Cad, 3D Cad…
  • Thiết kế sản phẩm cơ khí 
  • Quản lý dây chuyền sản xuất
  • Bảo trì và sửa chữa máy cơ khí

Và một số công việc khác trong ngành kỹ thuật.

Kỹ sư ô tô:

  • Dịch vụ sửa chữa, bảo dưỡng, bảo hành, 
  • Thay thế phụ tùng, phụ kiện xe ô tô
  • Thay nhớt xe
  • Sơn ô tô

Ngoài ra còn một số công việc trong gara như:

  • Đảm bảo các linh kiện luôn trong tình trạng tốt nhất và sẵn sàng
  • Bảo quản các loại máy móc, dụng cụ đồ nghề theo đúng định kỳ, thực hiện và duy trì tại xưởng 
  • Đưa ra giải pháp khắc phục tình trạng hư hỏng của xe

Và một số công việc khác làm tại xưởng sản xuất linh kiện ô tô như: 

  • Vận hành robot, lắp ráp, hàn
  • Dập linh kiện ô tô
  • Kiểm tra các linh kiện ô tô 
  • Vận hành máy tiện các linh kiện ô tô
Xem thêm  “Onii chan” là gì? “Bỏ túi” ngay các cách xưng hô thú vị trong tiếng Nhật

Kỹ sư xây dựng:

  • Kỹ sư xây dựng công trình, dân dụng công nghiệp
  • Kỹ sư máy xây dựng
  • Kỹ sư tin học xây dựng
  • Kỹ sư kết cấu bê tông – cốt thép
  • Kỹ sư hoàn thiện nội thất
  • Đống la phông, thạch cao
  • Thi công giấy dán tường nhà ở…

Xem thêm công việc của kỹ sư xây dựng

Kỹ sư điện:

  • Thi công lắp đặt điện cho nhà dân
  • Lập bảng kế hoạch bảo trì cho toàn bộ thiết bị điện

Vd: máy phát điện, tủ điện, động cơ, hệ thống điện,…

  • Lắp đặt thiết bị Internet
  • Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điện dân dụng, điện công nghiệp
  • Giải quyết, sửa chữa tất cả những sự cố xảy ra đối với máy móc
  • Đề xuất những giải pháp tiến bộ nhằm giảm chi phí nhưng vẫn đảm bảo chất lượng và hoạt động tốt của hệ thống điện trong nhà máy

công việc của các kỹ sư khi qua Nhật

Công việc của các kỹ sư khi qua Nhật

2. Quyền lợi của các kỹ sư đi Nhật

  • Được xuất cảnh ngay khi đậu phỏng vấn với công ty bên Nhật tối đa 3 tháng 
  • Mức thu nhập hàng tháng hấp dẫn: được hưởng các chế độ đãi ngộ hấp dẫn như lương tháng cao ngang người Nhật mà không bị khấu trừ. Ngoài ra còn được nhận lương tăng ca, tiền thưởng. Mỗi vị trí công việc sẽ có mức lương dao động từ 32 – 35 triệu/tháng, có đơn lên tới 40 triệu/tháng. Ngoài ra thì mức lương cũng sẽ tăng dựa theo cấp bậc của người làm việc
  • Trau dồi kỹ năng và lộ trình thăng tiến rõ ràng: bạn có thể rèn luyện kỹ năng, nâng cao tay nghề và trau dồi cho mình kiến thức cũng như kinh nghiệm, dễ dàng phát triển trong sự nghiệp.
Xem thêm  “ÁC MỘNG” HỌC TIẾNG NHẬT: TÔN KÍNH NGỮ,KHIÊM NHƯỜNG NGỮ
Quyền lợi của các kỹ sư khi sang Nhật
Quyền lợi của các kỹ sư khi sang Nhật

Bên cạnh đó cũng có khả năng thăng tiến lên các chức vụ cao hơn trong doanh nghiệp như quản lý, trưởng phòng…. Hơn nữa, sự chăm chỉ và tỉ mỉ trong phong cách làm việc của người Nhật sẽ giúp bạn rèn luyện được tính kỷ luật, tinh thần nghiêm túc, cũng như là cẩn thận trong công việc của mình. 

  • Được bảo lãnh gia đình sang Nhật: đây là quyền lợi đặc biệt của các kỹ sư khi được tạo điều kiện để có thể bảo lãnh gia đình sang Nhật sau 1 năm làm việc. Đây là quyền lợi mà các diện xuất khẩu khác không hề có. 

3. Điều kiện đi Nhật diện kỹ sư 

Điều kiện đi Nhật diện kỹ sư
Điều kiện đi Nhật diện kỹ sư
  • Độ tuổi: độ tuổi phù hợp từ 22 – 35 tuổi. Một số đơn hàng nhận tới 40 tuổi.
  • Ngoại hình: nữ cao từ 1m50, nặng 45kg trở lên. Nam cao từ 1m60, nặng 50kg trở lên. 
  • Sức khỏe: phải đảm bảo sức khỏe tốt, không mắc 1 trong 13 nhóm bệnh truyền nhiễm chính phủ Nhật Bản cấm nhập cảnh.
  • Pháp lý: không dính tiền án, tiền sự; không bị truy cứu trách nhiệm hình sự; không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh.
  •  Trình độ học vấn: 
  • Tốt nghiệp tối thiểu hệ cao đẳng hệ chính quy 3 năm và tốt nghiệp đúng chuyên ngành định sang Nhật làm kỹ sư.
  • Trình độ tiếng Nhật tối thiểu N3 hoặc N4, một số đơn hàng không yêu cầu. 

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tìm được công việc phù hợp và đưa ra sự lựa chọn tốt nhất cho bản thân. 

Xem thêm  Tổng hợp Từ vựng,ngữ pháp minano nihongo – Bài 5

URL List

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *