Thể sai khiến hay còn được gọi là 使役形(しえきけい)là 1 thể được ứng dụng rất nhiều trong tiếng Nhật. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về cách chia cũng như cách sử dụng của thể sai khiến nhé.
A. CÁCH CHIA ĐỘNG TỰ SANG THỂ SAI KHIẾN
1.Động từ nhóm 1
Đối với động từ thuộc nhóm 1, chúng ta sẽ chuyển âm cuối từ cột 「い」sang cột「あ」, rồi thêm 「せ」。
Ví dụ:
とります (chụp,lấy) =>とらせます
きります (cắt) =>きらせます
ききます (nghe, hỏi) =>きかせます
Lưu ý:chữ い chuyển thành わ rồi thêm せ
うたいます (hát) =>うたわせます
いいます (nói) =>いわせます
2.Động từ nhóm 2
Đối với động từ thuộc nhóm 2, chúng ta sẽ thêm 「させ 」vào trước「ます 」
Ví dụ:
あつめます(sưu tầm) =>あつめさせます
たべます (ăn) =>たべさせます
ほめます (khen) =>ほめさせます
むかえます (đón) =>むかえさせます
おしえます (dạy) =>おしえさせます
3.Động từ nhóm 3
Đối với động từ thuộc nhóm 3 thuộc nhóm động từ bất quy tắc chúng ta sẽ chuyển như sau:
きます (đến) => こさせます
します (làm) => させます
Động từ sau khi chia sang thể sai khiến sẽ thay đổi:
+ Về ý nghĩa: làm V => sai, bắt, ép, cho phép làm V
+ Về ngữ pháp: các động từ khi chia sang thể sai khiến sẽ chuyển thành động từ nhóm 2.
B. CÁCH DÙNG THỂ SAI KHIẾN
Thể sai khiến với dạng : AはB(に・を)~させる。
Với nghĩa: A sai/ bắt/ ép/ cho B làm V được sử dụng với 2 cách dùng chính là: bắt ép và cho phép.
Trong đó A là người sai khiến, đưa ra yêu cầu bắt buộc, còn B là người bị sai, tức là người thực hiện hành động V.
B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」hoặc「を」.
Thông thường B là đối tượng bị tác động sai làm hành động nên sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「を」, tuy nhiên nếu trường hợp động từ đã có trợ từ 「を」 thì B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」 để tránh lặp 2 trợ từ 「に」。
Chính vì thế bình thường người ta sẽ chia ra như sau:
+ Tự động từ: Bを~させる
+ Tha động từ: Bに~させる
Tuy nhiên nếu tự động từ có xuất hiện trợ từ 「を」 thì B sẽ được bổ nghĩa bởi trợ từ 「に」
Ví dụ:
子供を走らせました。
Tôi bắt con chạy.
子供に池の周りを走らせました。
Tôi bắt con chạy quanh hồ.
Tuy nhiên cũng có trường hợp ngoại lệ. Ví dụ như「待つ」là tha động từ nhưng B lại được bổ nghĩa bởi trợ từ 「を」.
Ngoài 2 cách dùng chính để diễn tả sự cưỡng ép và cho phép, thể sai khiến còn được sử dụng trong nhiều tình huống khác như sau:
1. Bắt ép: A bắt/sai/ép B làm V
① 先輩が彼に無理やりビールを飲ませたので彼は酔っぱらってしまった。
Đàn anh ép anh ấy uống quá nhiều rượu nên anh ấy mới say bí tỉ.
② 先生は学生たちに英語で日記を書かせました。
Thầy giáo bắt học sinh viết nhật ký bằng tiếng anh.
③ 父は週末息子に部屋を掃除させています。
Bố sai con trai dọn dẹp phòng vào cuối tuần.
2. Yêu cầu: A yêu cầu/ bảo/ ra lệnh cho B làm V
① 犬を座らせる時は、「おすわり!」と言います。
Khi bảo con chó ngồi xuống, tôi sẽ nói “osuwari”.
② 他人に作文をさせる学生は、日本語が上手になりませんよ。
Những học sinh bảo người khác viết văn cho thì tiếng nhật sẽ không giỏi lên đâu.
③ 社長は山田さんに10ページのレポートを書かせました。
Giám đốc yêu cầu anh Yamada viết báo cáo 10 trang.
3. Cho phép: A cho phép/cho B làm V
① 子供がやりたいと言ったことはやらせてあげたい。だから、私は来年から子供にピアノを習わせる。
Tôi muốn cho con tôi làm những điều mà nó nói là muốn làm. Cho nên, từ năm sau tôi sẽ cho con tôi học đàn piano.
② この犬がかわいいですねー、ちょっと触らせてください。
Ôi, con chó này dễ thương quá. Cho tôi sờ nó chút với.
③ その仕事は、私にさせてください。
Xin hãy cho phép tôi làm công việc đó ạ.
4. Chăm sóc: A cho B làm V
① 右手にけがをしている祖父にご飯を食べさせてあげた。
Tôi cho người ông đang bị thương ở tay phải ăn cơm.
② 病気になった子供に薬を飲ませた。
Tôi cho con đang ốm uống thuốc.
5. Để nguyên, không tác động: A để cho/ để kệ B làm V
① 忘れて食べないので、パンにカビを生えさせてしまった。
Tôi quên không ăn nên để bánh mì bị mốc mất.
② 昨日息子が徹夜で試験勉強したから、11時まで寝させました。
Hôm qua con trai tôi đã thức trắng đêm ôn thi nên tôi để kệ cho nó ngủ đến 11 giờ.
③ 長期間貯金を眠らせておくことはもったいないので、定期預金にしようと思っている。
Vì để nguyên tiền tích lũy trong 1 thời gian dài thì lãng phí nên tôi định sẽ gửi tiết kiệm định kì.
6. Nguyên nhân: A khiến/ làm cho B ( trở thành trạng thái ) V
① ちょっとした不注意で子供に怪我をさせてしまった。
Vì một chút bất cẩn tôi làm cho con tôi bị thương mất.
② 子どもは母親を心配させました。
Con cái khiến cho bố mẹ lo lắng.
③ 彼は彼女をびっくりさせました。
Anh ấy đã làm cho cô ấy giật mình.
④ 彼はいつも面白い話を言って、みんなを笑わせます。
Anh ấy lúc nào cũng nói những câu chuyện thú vị khiến cho mọi người cười.
⑤ たった15分でも昼寝するだけで頭をすっきりさせることができる。
Dù chỉ 15 phút thôi nhưng việc ngủ trưa có thể khiến cho đầu óc tỉnh táo.
>>> Các bài viết kiến thức trình độ N4
+ Tổng hợp ngữ pháp N4
+ Tất tần tật về thể điều kiện trong tiếng Nhật
+ 5 phút giải ngố thể ý chí trong tiếng Nhật
+ 10 phút hiểu thấu về cách sử dụng thể bị động
Hy vọng bài viết của Riki đã giúp bạn hiểu hơn về thể sai khiến trong tiếng Nhật. Và để cổ vũ tinh thần giúp các bạn chinh phục tiếng Nhật thành công, Riki xin dành tặng bạn THƯ VIỆN TÀI LIỆU TIẾNG NHẬT TỪ N5-N1 HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ NHÉ.
>>> Click vào ảnh để trải nghiệm nha.
Ngoài ra, Riki Nihongo có các khoá học tiếng Nhật sơ cấp theo phương pháp hoàn toàn mới – lộ trình học cá nhân hoá phù hợp với từng học viên. Nếu bạn đang đi tìm một cách học hiệu quả, đừng ngại liên hệ chúng mình để được tư vấn miễn phí nha:
Tìm hiểu về khoá offline
Biên tập viên
Bài viết mới
- Chia sẻ kiến thức6 Tháng mười một, 2024Lối sống tối giản của người nhật
- Chia sẻ kiến thức6 Tháng mười một, 2024Bị cận có đi xuất khẩu lao động Nhật được không?
- Chia sẻ kiến thức1 Tháng mười một, 2024Trước khi đi Nhật cần chuẩn bị những gì?
- Chia sẻ kiến thức18 Tháng mười, 2024Cách kiểm tra tư cách lưu trú tại nhật