Nhật Bản – một trong những quốc gia dẫn đầu thế giới về tốc độ tăng trưởng kinh tế. Để đạt được những thành tựu như vậy. Ngoài “bộ óc” thì văn hóa làm việc của người Nhật cũng là điều đáng để học hỏi.
Hãy cùng khám phá văn hóa làm việc của người Nhật cùng Riki nhé!
Mình đã từng có cơ hội làm việc với nhiều doanh nghiệp nước ngoài như Mỹ, Trung Quốc, Hàn Quốc. Nhưng chỉ khi đặt chân lên nước Nhật, được tiếp xúc với văn hóa Nhật Bản, mình mới thấy văn hóa làm việc của người Nhật thật đặc biệt.
Qua quá trình làm việc, quan sát mình đã tự rút ra vài điều tâm đắc nhất. Dưới đây mình sẽ chia sẻ để các bạn học hỏi:
1. Văn hóa làm việc của người Nhật: ĐÚNG GIỜ
Tại sao mình lại để văn hóa này lên đầu? Bởi nhẽ người Nhật rất quý trọng thời gian. Từng giây từng phút đều được tận dụng hết mức tối đa trong công việc.
Vì thế mà ĐÚNG GIỜ chính là điểm quan trọng nhất trong văn hóa làm việc của người Nhật. Bởi nhẽ họ rất coi trọng thể diện cá nhân, danh tiếng và địa vị trong xã hội.
Đất nước Nhật Bản được biết đến với những quy tắc xã hội phức tạp nhưng không kém phần tinh tế. Hãy cùng Riki khám phá 26 QUY TẮC BẤT BIẾN PHẢI BIẾT TRONG ĐỜI SỐNG NHẬT BẢN
Trong văn hóa làm việc của người Nhật, việc đúng giờ như một cách thể hiện sự tôn trọng với người đối diện. Đồng thời, đó cũng chính là cách để tôn trọng chính bản thân mình. Bởi thế mà văn hóa làm việc đúng giờ luôn được đề cao.
Nhiều người thậm chí còn đến sớm hơn thời gian đề ra. Nguyên nhân là để có thể chuẩn bị tốt hơn cho cuộc hẹn. Tuân thủ văn hóa đúng giờ của người Nhật cũng là một bước giúp bạn thành công trong các cuộc đàm phán.
2. Trang phục công sở và những quy định khi đi làm tại công ty Nhật
Vấn đề trang phục làm việc tại các công ty hiện nay đang là điều được quan tâm rất nhiều.
Quy định về trang phục công sở tại Nhật Bản
Tại các công ty ở Việt Nam, nam giới thường sẽ mặc vest và sơ mi. Thậm chí là chỉ có áo phông và quần bò.
Còn nữ giới thì trang phục có phần dễ chịu hơn. Hầu hết có thể thoải mái với bộ quần áo, váy đủ sắc màu.
Nhưng trang phục đi làm của người Nhật hoàn toàn được quy định theo một quy chuẩn không thể thay đổi. Bạn buộc phải tuân theo nếu không muốn mất điểm trước mặt sếp của mình.
Với nam giới, trang phục bắt buộc phải là vest đen cùng sơ mi trắng và có thắt cavat bên trong.
Với nữ giới, trang phục sẽ là áo vest đen cùng sơ mi trắng và chân váy chữ A dài đến đầu gối. Trong đó chân váy không được quá ngắn.
Những quy tắc liên quan đến phụ kiện thời trang
Nếu bạn để ý thêm thì hầu hết các nhân viên văn phòng tại Nhật thường đem theo cặp xách có kích thước A4 thay vì những chiếc túi xách nhỏ đeo chéo.
Ngay cả giày đem theo cũng phải đồng nhất với trang phục đi làm. Nam đi giày da, nữ đi giày cao gót màu đen tối đa 5 phân.
Ý nghĩa đằng sau trang phục công sở khắt khe
Quy định về trang phục này có thể bạn sẽ cảm thấy có phần hơi khắt khe. Nhưng tại Nhật thì đây là những quy chuẩn của một người nhân viên. Bởi nhẽ trong văn hóa Nhật Bản họ quan niệm công việc và giải trí phải tách biệt.
Cho nên trang phục đi làm của người Nhật cũng phải khác với trang phục đi chơi. Thêm một điều nữa là trang phục gọn gàng.
Điều đó sẽ giúp tạo thiện cảm với người đối diện. Cử chỉ đó cũng thể hiện bạn là một người nghiêm túc, có kỷ luật trong công việc.
3. Cách mở cửa đi vào và mở cửa đi ra khi vào phòng sếp
Ồ thêm một điều nữa mình nghĩ sẽ nhiều bạn mắc sai lầm ngay ngày làm việc đầu tiên. Từ trang phục rồi giờ đến cách mở cửa cũng phải theo một quy chuẩn. Bạn sẽ thấy khá phiền phức phải không?
Nhưng không đâu. Người Nhật lại coi đây như một bài học nhỏ khi bạn bắt đầu từ bước phỏng vấn cơ. Dù bạn được nhận vào công ty làm việc hay không thì việc “mở cửa” có ảnh hưởng khá nhiều đấy.
Những lưu ý khi bước vào phòng phỏng vấn
Mình may mắn trở thành người phỏng vấn các ứng viên tại Nhật. Trong quá trình quan sát mình đã thấy các ứng viên trước khi vào phòng phỏng vấn sẽ gõ cửa 3 lần trước.
Khi có hiệu lệnh từ bên trong “mời vào” ứng viên đó sẽ bắt đầu mở cửa. Mình bất ngờ hơn là tiếng mở cửa rất nhẹ nhàng nhưng lại rất dứt khoát.
Sau khi đóng cửa lại ứng viên sẽ đứng ở cửa chào 1 lần, tư thế chào hơi cúi người 1 góc 45 độ và 2 tay để thẳng đường chỉ quần (với người nam). Còn nếu bạn là nữ thì hãy đan chéo bàn tay và để ở phần bụng dưới và cúi chào nhé!
Khi đi vào trong bạn cũng đừng ngồi xuống luôn. Hãy đợi có hiệu lệnh cho ngồi rồi hẵng ngồi. Một điều nữa là gương mặt bạn lúc nào cũng phải trong trạng thái tốt nhất. Tức là tràn đầy năng lượng và giọng nói cũng phải rõ ràng, đều giọng.
Khá là nghiêm khắc phải không. Nhưng trong văn hóa Nhật Bản, việc chào hỏi thể hiện sự tôn trọng với những người có địa vị cao hơn. Tác phong đi đứng của bạn thể hiện sự cẩn thận của bản thân.
Vì thế nếu bạn có ý định phỏng vấn vào các công ty Nhật thì hãy lưu lại nhé. Sẽ giúp ích cho bạn nhiều đấy.
Nếu bạn đang chuẩn bị đi phỏng vấn tại công ty Nhật thì hãy tham khảo thêm cách giới thiệu bản thân >> Ở ĐÂYnhé!
4. Làm hết sức, chơi hết mình – văn hóa làm việc của người Nhật đáng để bạn học hỏi
“Đã không làm thì thôi nhưng đã làm thì phải làm hết sức mình”. Đó là điều mình đã học được tại Nhật Bản. Có lẽ chính vì điều đó mà Nhật Bản vươn lên thành đất nước phát triển hàng đầu thế giới với các công nghệ hiện đại nhất.
Người Nhật rất yêu công việc của mình và luôn cố gắng làm thật tốt mọi công việc. Một phần là vì cuộc sống mưu sinh. Mặt khác họ phải làm thật tốt thì mới có chỗ đứng vững chắc trong xã hội. Do đó việc tăng ca tại là điều không mấy lạ lẫm trong văn hóa Nhật Bản.
Thậm chí chính phủ Nhật Bản còn quy định người đi làm tại Nhật chỉ được làm 52h/tuần và dành thời gian nghỉ ngơi.
Nhưng khi vào những dịp nghỉ lễ, một văn hóa hoàn toàn khác lại xuất hiện, đối lập với những ngày bận rộn trong công việc là những cuộc vui “tới bến” hết mình cùng bạn bè.
Văn hóa Nhật Bản nổi tiếng với những môn nghệ thuật và giải trí cực kỳ hấp dẫn. Đừng quên khám phá ĐẤT NƯỚC NHẬT BẢN & NHỮNG LOẠI HÌNH VĂN HOÁ “KINH ĐIỂN” VƯƠN TẦM THẾ GIỚI nhé!!!
Nhà hàng bia, quán Karaoke, trung tâm mua sắm,… là những nơi người Nhật thường hay lui tới vào mỗi ngày nghỉ liên hoan. Và khi đã vui chơi là ra chơi, không hề có bất kỳ suy nghĩ khác xen lẫn vào cuộc vui của người Nhật.
Đây là điều mình rất thích trong suốt thời gian làm việc tại Nhật Bản bởi qua những lần như vậy mọi người có thể hiểu nhau hơn, thân thiết với nhau nhiều hơn.
5. Văn hóa làm việc của người Nhật: Cách trao đổi thông tin
Với bạn việc trao đổi thông tin đơn giản là nói ra tên, tuổi, sở thích của mình nhưng trong công việc thì sao? Trong văn hóa làm việc của người Nhật, ngay cả cấp bậc nhân viên cũng đều có danh thiếp riêng.
Việc đưa, nhận danh thiếp cũng cần phải đúng cách. Người Nhật rất trân trọng các mối quan hệ và tôn trọng người đối diện. Vì thế khi bạn được người Nhật đưa danh thiếp hãy cầm bằng 2 tay và hơi cúi người xuống.
Điều này rất quan trọng khi bạn gặp đối tác làm ăn. Cách bạn trao đổi danh thiếp quyết định sự thành bài cho một cuộc đàm phán đấy nhé.
6. Ứng xử với đồng nghiệp trong văn hóa Nhật Bản
Văn hóa làm việc của người Nhật thật đặc biệt phải không? Ngoài những yếu tố chính thì mình chia sẻ thêm một chút về một vài văn hóa ứng xử với đồng nghiệp.
Khi đi mừng lễ cưới đồng nghiệp
Khi đi dự đám cưới có một “quy định” ngầm về tiền mừng cưới đó là không phải “tùy tâm” như bạn vẫn nghĩ.
Người Nhật sẽ mừng cưới đồng nghiệp của mình mức tối tiểu là 3 man, tương đương 6 triệu đồng Việt Nam. Khá nhiều phải không?
Nhưng nếu so chi phí tổ chức đám cưới tại Việt Nam và Nhật Bản thì mức tiền mừng kia là bình thường.
Khi đi hát karaoke
Nếu bạn đi Karaoke tại Nhật cùng với đối tác, khi đối tác tự giới thiệu bản thân với mọi người, nếu nói lạc đi 1 tí thì mọi người dù mới gặp nhau sẽ đồng thanh nói và lặp đi lặp lại “Chả liên quan … chả liên quan” (関係ないから。。。関係ないから).
Cứ thế, nhân vật đang tự giới thiệu sẽ chịu trận và uống hết 1 cốc bia. Khá thú vị phải không?
Khi đi ăn nhậu
Nhất là khi đi ăn cùng đồng nghiệp và bữa ăn đó là tiệc chia tay bạn sang môi trường làm việc mới. Bạn nên chọn nhà hàng sang trọng thay vì quán ăn nhanh như KFC hay Lotte chẳng hạn.
Bởi việc bạn đến KFC ăn gà giống như việc bạn mời đối tác đến vừa ăn gà vừa bàn chuyện làm ăn. Trong văn hóa Nhật Bản, dù bạn sắp sang môi trường làm việc mới thì bữa tiệc chia tay vẫn có một không khí trang trọng nhất định.
Đó là những điều mình học được từ văn hóa làm việc của người Nhật. Còn bạn thì sao? Bạn cảm thấy văn hóa làm việc của người Nhật thế nào? Cùng chia sẻ cho mình biết nhé.
Ngoài ra, nếu bạn đang muốn học Tiếng Nhật để tìm kiếm cơ hội mới cho tương lai thì đừng ngần ngại liên hệ với Riki chúng mình nhé! Riki luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn và đưa ra những lộ trình học tập chi tiết, phù hợp với nhu cầu và mong muốn của các bạn. Đừng quên liên hệ với Riki tại đây nhé: m.me/rikinihongo
Chúc các bạn một ngày tốt lành!
#Riki_Nihongo
Biên tập viên
Bài viết mới
- Chia sẻ kiến thức6 Tháng mười một, 2024Lối sống tối giản của người nhật
- Chia sẻ kiến thức6 Tháng mười một, 2024Bị cận có đi xuất khẩu lao động Nhật được không?
- Chia sẻ kiến thức1 Tháng mười một, 2024Trước khi đi Nhật cần chuẩn bị những gì?
- Chia sẻ kiến thức18 Tháng mười, 2024Cách kiểm tra tư cách lưu trú tại nhật